Nguyễn Thoa, Hà Nam
Trả lời:
Chào bạn!
Để tạo hình môi trái tim, bác sĩ buộc phải rạch một đường mổ nhỏ giữa ranh giới niêm mạc khô và niêm mạc ướt, rồi cắt bỏ một phần niêm mạc dư thừa. Trong trường hợp nếu môi quá dày thì sẽ cắt thêm một chút cơ vòng môi để tạo hình như ý muốn. Việc can thiệp dao kéo này ít nhiều gây đau cho bạn.
Tuy nhiên, trước khi phẫu thuật, bạn sẽ được vô cảm bằng phương pháp gây tê nên trong quá trình thực hiện bạn sẽ không còn cảm nhận được cơn đau hay khó chịu. Sau phẫu thuật, khi thuốc tê hết tác dụng thì môi sẽ hơi nhức đau, sưng và bầm tím một chút nhưng bác sĩ cũng sẽ kê thuốc giảm đau, giảm sưng và chỉ cách chăm sóc cho môi mau lành trở lại.
Trung bình sau khoảng 1 - 2 tuần thì môi sẽ lành hẳn, không còn dấu vết của phẫu thuật và tạo hình thẩm mỹ môi trái tim này sẽ giữ được vĩnh viễn, không thay đổi. Chỉ khi bạn già đi, các cơ mặt bị lão hóa hết thì phần môi thay đổi theo cũng là tất yếu giống như môi chưa can thiệp thẩm mỹ cũng sẽ phải trải qua giai đoạn này vậy.
Lưu ý giúp bạn giảm tình trạng sưng đau sau phẫu thuật
Để tránh tình trạng đau nhức, sưng tấy bạn nên tuân thủ theo những hướng dẫn dưới đây:
- Tránh để thức ăn, nước tiếp xúc vào vùng môi trong khoảng thời gian đầu sau phẫu thuật.
- Trong khoảng 3 - 4 ngày đầu, nên ăn thức ăn mềm, luôn giữ môi sạch sẽ, khô ráo.
- Vệ sinh vết mổ hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
- Kiêng ăn đồ tanh, đồ nếp, rau muống, nhất là rau muốn nấu chung với thịt bò vì có thể làm thay đổi hình dáng đôi môi.
- Uống thuốc kháng sinh, giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
- Tuân thủ thời gian tái khám và cắt chỉ như bác sĩ đã chỉ định.
- Tuyệt đối không sử dụng các loại mỹ phẩm tối thiểu trong 1 tháng đầu sau phẫu thuật
- Nếu muốn sử dụng các loại kem bôi dưỡng và bảo vệ da thì phải xin ý kiến của bác sĩ
Trên đây chúng tôi đã giải đáp thắc mắc về: “Tạo hình môi trái tim có đau không?” Hi vọng bạn đã hài lòng với phần giải đáp của chúng tôi.
Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin, hãy để lại thông tin theo form đăng ký bên dưới để được tư vấn MIỄN PHÍ!