• Chất liệu dùng để nâng sửa mũi là gì?

    Chất liệu dùng để nâng sửa mũi là gì?

    Em muốn nâng mũi và biết chất liệu nâng mũi quyết định tới 50% sự thành công của ca phẫu thuật, nên rất tò mò không biết chất liệu dùng để nâng sửa mũi là gì? Xin chuyên gia giải đáp.

    Trần Sen, TP. Hồ Chí Minh
  • TRẢ LỜI

    Trần Sen thân mến,

    Hiện trên thị trường hiện có rất nhiều chất liệu được dùng để nâng sửa mũi với các tên gọi khác nhau, tuy nhiên tổng hợp lại sẽ có 3 loại chính là: sụn tự thân, sụn nhân tạo, chất làm đầy. Cùng tìm hiểu chi tiết về các chất liệu này.

    1. Sụn tự thân

    chất liệu dùng để nâng sửa mũi

    Lấy sụn tai, sụn sườn,.. để làm chất liệu nâng mũi

    Sụn tự thân là sụn được lấy từ các vùng sụn khác trên cơ thể như: sụn tai, sụn sườn, vách ngăn để thực hiện nâng, sửa mũi.

    + Sụn tai: Là phần sụn ở loa tai với đường mổ phía sau tai, sẽ không làm lộ vết sẹo.

    + Sụn vách ngăn: Đây được cho là loại sụn chuẩn nhất để cải thiện mũi. Có thể lấy sụn qua đường mổ nằm ở trong lỗ mũi hoặc đường mổ bên ngoài.

    + Sụn sườn (thường là sụn sườn số 6 hoặc 7, hoặc có thể cả hai): Thông thường bác sĩ sẽ lấy sụn ở bên phải, ngay dưới nếp vú với đoạn sụn được lấy dài khoảng 5cm và được xử lý gọt giũa trước khi được dùng để nâng sửa mũi.

    • Sụn tự thân được dùng trong trường hợp:

    + Da mũi quá mỏng;

    + Dáng mũi thấp, tẹt;

    + Dáng mũi to bè, thô, cánh mũi, đầu mũi rộng

    + Người có sống mũi bị lệch, ngắn hay quá dài

    2. Sụn nhân tạo

    chất liệu dùng để nâng sửa mũi - sụn nhân tạo

    Chất liệu dùng để nâng sửa mũi bằng sụn nhân tạo

    Sụn nhân tạo sẽ được thiết kế có thành phần cấu tạo tương ứng với mô sụn người, được chia thành hai loại chất liệu chính là sụn silicon và sụn sinh học.

    + Sụn Silicon là loại sụn được dùng trong công nghệ nâng mũi cũ, hiện không còn được ưa chuộng nữa bởi silicon khiến dáng mũi khá cứng, không được tự nhiên và độ tương thích cơ thể người thấp.

    + Sụn sinh học là loại sụn ra đời để thay thế sụn silicon, độ tương thích gần như tuyệt đội, đặc biệt, sụn sinh học có đặc tính mềm dẻo, dễ định hình nên tạo được dáng mũi khá tự nhiên mà không bị lộ.

    • Sụn nhân tạo được dùng trong các trường hợp:

    + Mũi tẹt, mũi hếch hoặc mũi khoằm,…

    + Đã tiến hành nâng mũi nhưng thất bại

    + Muốn tạo dáng mũi S line hài hòa, cân đối với gương mặt

    3. Chất làm đầy

    Chất liệu dùng để nâng sửa mũi

    Nâng sửa mũi bằng chất làm đầy

    Đây là phương pháp nâng mũi không cần phẫu thuật, chỉ cần tiêm chất làm đầy để có được dáng mũi đẹp tự nhiên sau khoảng thời gian rất ngắn mà không hề phải động tới dao kéo, hay kiêng khem.

    Giải pháp sử dụng chất làm đầy, không cần phẫu thuật rất phù hợp với những khách hàng sợ phải đụng chạm dao kéo, sợ đau đớn khi phẫu thuật thẩm mỹ. Thao tác nâng sửa mũi bằng chất làm đầy được thực hiện vô cùng đơn giản mà vẫn mang đến kết quả như mong đợi. Tuy nhiên, chất làm đầy này sẽ chỉ định hình được trong khoảng từ 6 - 18 tháng và sẽ tiêu biến dần.

    Tùy vào từng trường hợp và nhu cầu của khách hàng mà bác sĩ sẽ quyết định “chất liệu dùng để nâng sửa mũi là gì? Loại nào là tốt và phù hợp nhất?”. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể đặt lịch hẹn cùng bác sĩ chuyên khoa:   Đăng ký tư vấn miễn phí

    GỢI Ý XEM THÊM:

    >> Phẫu thuật nâng mũi được bao lâu?

    >> Bị viêm xoang mãn tính có phẫu thuật nâng mũi được không?

Ý kiến của bạn

câu hỏi liên quan

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

1900.6466 ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ